Một cây grand piano Steinway & Sons bao gồm 12.116 chi tiết, và phải mất ít nhất một năm để chế tạo ra một cây đàn piano hoàn hảo như vậy. Chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp xưởng sản xuất đàn piano Steinway & Sons ở Astoria, Queens dưới ống kính nhiếp ảnh gia Christopher Payne qua cuốn sách ảnh Making Steinway, bạn sẽ không khỏi kinh ngạc về sự kỳ công trong quy trình sản xuất đàn piano của hãng đàn danh tiếng nhất thế giới này.
Trong Making Steinway, Payne chuyển ống kính của mình sang nhà máy piano New York Steinway & Sons, nơi có 300 người làm việc để tạo ra những cây grand piano vĩ đại. Nhà máy Steinway có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, tiện dụng, không có đồ trang trí, ngoại trừ khu vực Wally’s World trưng bày những kỷ niệm của một nhân viên trong phòng điều chỉnh âm thanh đã từng làm việc với công ty trong 50 năm. Ngày nay, những cây đàn piano của Steinway hầu như vẫn được chế tạo theo cách tương tự như trong thế kỷ 19.
Lần đầu tiên Payne đến thăm nhà máy là vào năm 2002. Nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ – trong 9 năm tiếp theo, anh đã nghĩ đến việc quay lại nơi đó để chụp ảnh. Quá trình chụp ảnh, kéo dài thêm 5 năm, rất quan trọng không chỉ bởi quy mô hoành tráng của nó mà còn bởi các lý do cá nhân. “Sau khi cha tôi và bà ngoại qua đời – cả hai đều là nghệ sĩ dương cầm – trí nhớ của tôi về nhà máy đã mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc hơn”, Payne nói, “Tôi thấy mình có nghĩa vụ phải quay trở lại để chụp những tấm ảnh về nhạc cụ đã gắn bó lâu đời với gia đình tôi”.
Phương pháp tiếp cận của Payne là làm việc theo thứ tự thời gian, ghi lại việc lắp ráp đàn piano từ đầu đến cuối. Với tư cách là một nhiếp ảnh gia được đào tạo như một kiến trúc sư, Payne nói rằng sau khi tham quan và chụp ảnh xưởng sản xuất đàn piano Steinway, anh đã hiểu rõ “làm thế nào mọi thứ hoạt động được”. Tuy nhiên, những bức ảnh của anh chỉ chụp lại những công đoạn cốt lõi của việc xây dựng một cây đàn piano chứ không phải theo quy trình từng bước. Anh quan tâm đến “sự trừu tượng bất ngờ”, dẫn dắt người xem tái tạo lại quá trình từ các mảnh ghép.
Anh nói: “Tôi bắt đầu với khung hình mà tôi đã suy nghĩ 9 năm, cái nhìn của những chiếc vành đàn piano trong phòng điều chỉnh. Các vành đàn được dựng đứng lên và bạn có thể đi bộ qua chúng như đi xuyên qua một đường hầm. Thật không thể tưởng tượng được! Tuy nhiên, thường thì tôi sẽ bị phân tâm bởi cái gì đó khác ở một khu vực khác. Cho dù tôi có viếng thăm nhà máy bao nhiêu lần, tôi vẫn luôn tìm thấy điều gì đó mới mẻ và thú vị”.
Making Steinway không chỉ đề cập đến vô số chi tiết khó nhìn thấy kết hợp với nhau để tạo ra cây đàn piano hoàn chỉnh – điều mà Payne gọi là “một trong những đỉnh cao của sáng chế và trí tưởng tượng của con người”. Sách cũng đề cập đến những người lao động tài năng có khả năng tạo ra những nhạc cụ như vậy. Mỗi người công nhân anh chụp đều có một câu chuyện để kể, và anh xem việc chế tạo ra một cây đàn piano cũng giống như một vũ đạo được biên đạo múa. Anh nói: “Những người làm việc tại Steinway đến từ khắp nơi trên thế giới, và nhà máy là một mô hình thu nhỏ của sự đa dạng tạo nên thành phố New York tuyệt vời. Một số công nhân mới vào nhà máy gần đây đã di cư sang Mỹ, trong khi những người khác đã ở đó nhiều thập kỷ. Thu nhập không cao nhưng mọi người đều tự hào về công việc của họ”.
Những bức ảnh chụp xưởng sản xuất đàn piano Steinway của Payne đã được trưng bày tại Bonni Benrubi Gallery. Dưới đây là một số hình ảnh từ cuốn sách tuyệt vời này:
Chủ sáng lập OKAKA – Nâng tầm cuộc sống
Ở Việt Nam mình có ai bán sách ảnh này k nhỉ?
Steinway đúng là hãng đàn piano danh tiếng nhất thế giới!
Chẳng trách mấy cây đàn piano Steinway & Sons là mơ ước của biết bao người!
Mấy bức ảnh đẹp quá!
Xem mấy bức ảnh mà hiểu rõ hơn về việc chế tạo đàn piano Steinway, quả là kỳ công!
Ngắm mấy cây đàn piano Steinway mà mê tít thò lò hiuhiu
Lý do mỗi năm k đc bao cây đàn là do sự cần mẫn đến từng chi tiết này đây!
Người chụp có tâm ghê! Tái hiện rất chân thực!
Nào giờ có biết piano đc làm ra như thế nào, xem mấy bức ảnh này đã hiểu đc phần nào!
Nhìn nhà máy Steinway hoạt động tuyệt quá!