Nếu là một tín đồ của phim Hàn thì chắc bạn không quên được chàng bác sĩ Park Si On (diễn viên điển trai Joo Won thủ vai) mắc hội chứng “tự kỷ bác học” trong bộ phim Good Doctor. Có đến 10% người tự kỷ mắc hội chứng này – họ được phú cho những tài năng thiên bẩm về toán học, hội họa, âm nhạc… Bài viết này sẽ điểm mặt một số thần đồng âm nhạc mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới – có thể chơi piano và thuộc hàng nghìn bản nhạc.
- Derek Paravicini – hành trình đến với âm nhạc của cậu bé mù tự kỷ
Khi Derek chào đời, không ai tin rằng sau này cậu sẽ trở thành một trong những nghệ sĩ chơi piano hay nhất mọi thời đại. Sinh non trước 3 tháng, Dereck đã chiến thắng trong cuộc chiến giành giật sự sống nhưng lại bị tổn thương não khiến cậu bị mù và mắc căn bệnh tự kỷ nặng. Một ngày, khi được mẹ đưa đến trường, cậu nghe thấy một điệu nhạc vui phát ra từ một chiếc đàn piano gần đó. Không thể cưỡng lại, cậu lập tức đi đến nơi phát ra âm thanh êm dịu, đẩy người chơi đàn ra khỏi ghế và ngồi xuống, vẻ mặt đầy tự tin và lướt tay trên những phím đàn. Đôi tay cậu như nhảy múa và nốt đầu tiên của một giai điệu nhẹ nhàng vang lên, không gian xung quanh dường như chìm lắng. Sau một tháng học đàn, Derek đã có thể chơi piano thành thạo. Cậu có một cảm nhận nốt nhạc hoàn hảo và một sự hiểu biết âm nhạc hiếm thấy. 7 tuổi, Derek có buổi hòa nhạc đầu tiên và chỉ 2 năm sau, cậu thậm chí còn được phép biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng Royal Philharmonic Pops Orchestra. Cậu có thể lặp lại hoàn hảo một bản nhạc dù chỉ mới nghe qua một lần – và chơi theo theo phong cách hay giai điệu khác. Hiện tại, Derek sản xuất CD, biểu diễn hòa nhạc đều đặn và mỗi lần anh bước lên sân khấu, giám khảo lại được trải nghiệm sự “lột xác” của anh. Anh đã nhận được học vị tiến sĩ danh dự cho những thành tựu âm nhạc của mình và trở thành người đầu tiên trên thế giới bị khiếm khuyết nhận được danh hiệu cao quý này.
- Thần đồng Ethan – gây sốt với bản cover ca khúc “Piano Man” của Billy Joel
Chỉ mới 6 tuổi nhưng cậu bé Ethan đến từ Westpost, Connecticut (Mỹ) đã có thể chơi đàn piano như một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Lần đầu tiên Ethan chơi đàn Piano là khi tròn 1 tuổi. Mọi người trong gia đình rất ngạc nhiên và không thể tin vào tai mình khi nghe bản nhạc được bàn tay nhỏ xíu bắt chước một cách hoàn hảo. Thời gian sau, Ethan chơi các bản nhạc của Elton John, The Beatles, Cold, Adele, Beethoven và Motzart. Sẽ không ai biết được tài năng của bé cho đến một hôm bà Mike (mẹ của Ethan) tải lên YouTube một đoạn video Ethan chơi bản nhạc của Billy Joel. Sau 4 hôm, lượt truy cập tăng lên một cách chóng mặt, hơn 1 triệu người đã đăng kí để theo dõi và xem các video của cậu bé. Nhờ đó Ethan có rất nhiều người hâm mộ, trong đó có thần tượng của mình: Billy Joel. Ông đã gửi một bức thư cho bố của Ethan, trong đó viết: “Cậu bé chơi tốt hơn tôi”. Cũng ít ai biết được rằng Ethan mắc chứng tự kỷ. Ông Allison Walmanrk (bố của Ethan) cho biết: “Khi bé ngồi vào chiếc đàn Piano, tất cả mọi rào cản của bệnh tật đều bị phá vỡ. Đó là điều kì diệu đối với con chúng tôi và có lẽ cũng là điều kì diệu đối với tất cả mọi đứa trẻ bị tự kỷ trên thế giới này”.
- Thần đồng nhạc jazz Matt Savage
Thần đồng nhạc jazz Matt Savage được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phát triển chức năng (một dạng bệnh tự kỷ nặng) khi vừa lên 3. Mới 6 tuổi, Matt đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc khi có thể tự học và đọc được bản nhạc. Năm 8 tuổi, Matt đã có cơ hội biểu diễn nhạc jazz cho bậc thầy Dave Brubeck và chính bậc thầy này phải thốt lên rằng cậu là tài năng âm nhạc lớn nhất thế kỷ. 9 tuổi, cậu đã sáng tác những bản nhạc đậm màu sắc và lấp lánh. Nhiều người tự kỷ chơi đàn vô cảm như một cái máy, nhưng với Matt thì không như vậy. Khúc tam tấu nhạc jazz soạn cho piano, contrabass và bộ gõ cậu chơi năm 11 tuổi lại rất có hồn. Hiện nay, khi đã ngoài 20 tuổi, Matt Savage đi khắp thế giới để biểu diễn cho những nhân vật có tên tuổi, trong đó có cả các nguyên thủ quốc gia, và phát hành rất nhiều album.
- Thần đồng Nguyễn Thế Vinh – cơ duyên tình cờ với âm nhạc và piano
Nguyễn Thế Vinh năm nay 16 tuổi, hiện đang theo học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lên 2 tuổi Vinh đã có thể nói và lẩm nhẩm hát theo đĩa nhưng đến năm 3 tuổi thì bỗng dưng không chịu nói nữa. Lúc đó, Vinh cũng chỉ thích chơi một mình, đôi khi trở lên quá khích, đánh đấm, la hét không kiềm chế được. Một ngày, Vinh tò mò và ngồi vào đàn organ của chị gái, lướt tay trên từng phím và tỏ ra vô cùng thích thú. Bố Vinh đã đưa con đến nhà của nhạc sĩ Phú Quang nhờ ông dạy dỗ. Không phụ lòng bố mẹ, Vinh đã khiến vị nhạc sĩ nổi tiếng phải ngạc nhiên với việc xử lý hợp âm ở bàn tay trái: “Con anh là một đứa trẻ đặc biệt, nên cho cháu học nhạc!”. Con gái của nhạc sĩ Phú Quang là Trinh Hương vừa trở về Việt Nam cũng nhận lời dạy nhạc cho Vinh. Từ đó, âm nhạc trở thành một lãnh địa riêng của Vinh. Dường như bộ não và trí nhớ của cậu được lập trình để dành cho những phím đàn. Cậu không hề gặp khó khăn khi nhớ những bản nhạc vừa học cũng như không quá lâu để cậu có thể chơi thật hay những bản nhạc ấy trong sự ngỡ ngàng của cô giáo. Tháng 9/2009, Vinh thi đỗ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và chỉ một năm sau đó, vào tháng 7/2010, tại Liên hoan Âm nhạc tổ chức ở Hàn Quốc, Vinh đã giành được tấm huy chương vàng đầu tiên – một cột mốc đáng nhớ đánh dấu sự trưởng thành của cậu bé tự kỉ Nguyễn Thế Vinh ngày nào. Tiếp đến tháng 9/2010, trong cuộc thi Piano Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Vinh lại giành giải Khuyến khích bảng A (10 đến 13 tuổi). Cũng trong năm này, Vinh đã được Quỹ học bổng Toyota tặng quà và cử đi tham gia cuộc thi Piano Quốc tế tổ chức tại Singapore, đồng thời tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc “Bốn mùa” do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức. Mùa hè năm 2011, sau đêm nhạc “Summer 2011 Gala Concert” của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, vị nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji đã quyết định mời Vinh tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc đặc biệt “Chào xuân 2012” được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 11/1/2012. Sau khi xem trực tiếp phần biểu diễn của Vinh, vị nhạc trưởng này đã phải thốt lên: “Tôi đã từng cộng tác với nhiều tài năng lớn, nhưng Nguyễn Thế Vinh là tài năng âm nhạc thuộc diện trẻ tuổi nhất mà tôi may mắn được làm việc cùng”.
Đến năm 2012, Nguyễn Thế Vinh đã đoạt cú “hattrick” giải thưởng quốc tế: giải Nhì bảng A và giải Thí sinh biểu diễn nhạc cổ điển hay nhất trong cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam, giải Nhì cuộc thi Piano quốc tế tổ chức tại Malaysia tháng 11/2012. Bên cạnh đó, Vinh còn tham gia biểu diễn nhiều chương trình với vai trò là nghệ sĩ piano cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và mới đây nhất, Vinh góp mặt trong chương trình “Màu xanh yêu thương” dành cho trẻ tự kỉ tại phòng hòa nhạc lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia như một lời tri ân mà cuộc sống đã dành tặng cho mình.
Cuối tháng 4 vừa qua, Vinh đã xuất sắc giành được ngôi vị quán quân vòng chung kết quốc gia của cuộc thi piano quốc tế Steinway International Youth Piano Competition 2016, giành được tấm vé đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết tiếp theo của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Malaysia.
Hy vọng rằng sau khi đọc bài này, các bậc phụ huynh có con tự kỷ sẽ nhận ra được lợi ích của âm nhạc và không từ bỏ hy vọng chữa bệnh cho con. Hãy dùng âm nhạc để truyền cảm hứng cho những đứa trẻ tự kỷ như các thần đồng nói trên, giúp các em có thể giao tiếp với xã hội bằng âm thanh của đàn dương cầm.
Sáng lập OKAKA
Đăng ký tư vấn mua đàn piano tại đây
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty cổ phần OKAKA
Địa chỉ: Lầu 46, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Hotline: 0938 999 120
Các em quả là thiên tài!
Toàn những gương mặt xuất sắc của làng âm nhạc!
Âm nhạc – liệu pháp tuyệt vời!
Sao lại có những đứa trẻ tài năng thế nhỉ?
Những gương mặt đáng yêu!
Tuyệt vời ông mặt trời!
Công nhận âm nhạc quá đỗi kỳ diệu!
Khâm phục các em quá xá!
Hạnh phúc của bố mẹ có con tự kỷ chỉ đơn giản là như thế!
Đến mình còn tràn đầy cảm xúc khi nghe nhạc nữa là!
Âm nhạc làm các cậu bé như biến thành con người khác!
giờ nhà nhà học piano
mê luôn nè!
tự kỷ là có 1 thế giới riêng, và đây là những em có thế mạnh về âm nhạc
tự kỷ mà biết chơi đàn!
Việt Nam cũng có người giỏi vậy à
chuẩn men!
mình cũng muốn được tự kỷ như vậy
được cái này mất cái kia nhỉ
biết bé thích gì thì đầu tư chuyên sâu cho bé, đảm bảo bé chơi hay luôn!
có âm nhạc hết tự kỷ luôn
Âm nhạc là cầu nối tâm hồn và trái tim của con ngừoi. Là sự hàn gắn tổn thương mà trẻ đang phải chịu bởi sự khác biệt . Mình là nghệ sỹ Nguyệt Thu cũng như là 1 phụ huynh có con mang chứng tự kỷ . Mình rất mong muốn hỗ trợ cho các con để trẻ có thể hạnh phúc và tư tin hơn .
Mình thấy nhiều trẻ tự kỷ vẽ đẹp lắm, các em thả hồn vào bức vẽ và truyền tải những suy nghĩ của mình. Bản nhạc của các em chắc cũng vậy!
Việt Nam mình có trung tâm nào đưa âm nhạc vào trị liệu cho trẻ tự kỷ chưa mọi người? Mình muốn biết để giới thiệu cho bạn mình.
Hiện ở Hà Nội có trường SFORA (Sunrise for Arts) do nghệ sĩ viola quốc tế Nguyệt Thu thành lập đó bạn. Đây là ngôi trường đầu tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em. Bản thân chị cũng có con trai bị tự kỷ, nhờ kiên trì sử dụng âm nhạc để điều trị, con chị đã dần hòa nhập với cộng đồng. Bạn cũng có thể thuê giáo viên về nhà dạy nhạc cho trẻ, nhưng tốt nhất vẫn là bố mẹ nỗ lực đồng hành cùng con, khơi dậy tiềm năng âm nhạc ở trẻ. Bạn cần thông tin chi tiết thì inbox ad nha!
Thật bất ngờ về vai trò của âm nhạc đối với trẻ tự kỷ! Quả là những thần đồng!
Cô bạn mình đã rất bất ngờ về âm nhạc với trẻ tự kỷ đấy! Cô ấy đã áp dụng cho bé nhà và thấy bé tiến bộ hẳn, tiếp thu tốt hơn và cũng nhanh nhẹn hơn!
Những mẩu chuyện xúc động quá OKAKA à! Thanks nhé!
Những màn biểu diễn quá tuyệt! Nghe các em đánh mà k ngờ các em bị tự kỷ đâu!
Gần nhà mình có cậu bé bị tự kỷ nhưng em học đàn rất nhanh. Ngồi vào đàn là em đam mê và quên hết mọi thứ xung quanh luôn!
Các bé tự kỷ rất tội mọi người ạ! Liều thuốc âm nhạc quá thần kỳ!
Mình cũng có định hướng cho con đi học đàn từ sớm, vì thấy âm nhạc quá đỗi diệu kỳ!
Trước giờ mình k biết đến phương pháp này để áp dụng. Cảm ơn OKAKA nhé! Bé nhà mình thuộc dạng nhẹ thôi, hy vọng là bé sẽ khỏi khi mình kiên trì!
Cám ơn OKAKA nhen, mình đã gửi bài này cho một số mẹ có con bị tự kỷ và họ đã có những phản hồi tích cực kể từ ngày cho con học đàn!
Thật là một phương pháp hữu hiệu. Trung tâm dạy trẻ tự kỷ của mình cũng có áp dụng và thấy hiệu quả rõ rệt!
Ước mong ngày càng nhiều gia đình áp dụng âm nhạc vào liệu trình chữa trị cho trẻ tự kỷ! Âm nhạc là liệu pháp vô cùng hữu ích!
Có nơi nào nhận dạy đàn cho trẻ tự kỷ không bạn? Hay phải thuê giáo viên về nhà dạy trẻ? Bạn chia sẻ thêm thông tin giùm mình nha. Cảm ơn bạn.
Hiện ở Hà Nội có trường SFORA (Sunrise for Arts) do nghệ sĩ viola quốc tế Nguyệt Thu thành lập đó bạn. Đây là ngôi trường đầu tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em. Bản thân chị cũng có con trai bị tự kỷ, nhờ kiên trì sử dụng âm nhạc để điều trị, con chị đã dần hòa nhập với cộng đồng. Bạn cũng có thể thuê giáo viên về nhà dạy nhạc cho trẻ, nhưng tốt nhất vẫn là bố mẹ nỗ lực đồng hành cùng con, khơi dậy tiềm năng âm nhạc ở trẻ. Bạn cần thông tin chi tiết thì inbox ad nha!